TP.HCM: Quy trình kiểm tra đầu tiên trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Lợi ích của đậu bắp đối với sức khỏe tình dục'Khoe hàng' nhằm... 'cớm'
Như Thanh Niên đã thông tin, nếu để ý lịch năm mới Ất Tỵ bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29.1.2025 đến ngày 16.2.2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.Sở dĩ năm âm lịch kéo dài so với những năm trước và dài hơn dương lịch Ất Tỵ vì người Việt được đón hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25.6 - 24.7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25.7 - 22.8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.Sự kéo dài này đã khiến cho chúng ta được đón 2 lần Lập xuân trong năm Ất Tỵ 2025. Theo đó, ngày Lập xuân hay được hiểu là ngày đầu của tiết Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Nếu ta lấy điểm Xuân phân là gốc, khi kinh độ mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315 độ. Năm Ất Tỵ khởi đầu với việc đón tiết Lập xuân vào 3.2.2025 dương lịch, tức mùng 6 Tết. Vào cuối năm, chúng ta lại một lần nữa đón tiết Lập xuân vào ngày 4.2.2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng chạp năm Ất Tỵ. "Mình cũng vừa phát hiện điều thú vị này khi theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới góc độ lịch pháp, khoa học, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên việc cùng một năm đón 2 lần Lập xuân cũng khiến mình cảm thấy hứng thú, có một niềm tin rằng năm mới Ất Tỵ 2025 sẽ có nhiều điều tốt đẹp chờ đón tất cả chúng ta", anh Lê Trung (28 tuổi, ngụ Q.8) chia sẻ.Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây.Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được người dân lưu truyền và thực hành hằng năm.
Top 5 kem trị thâm nách cho vùng da dưới cánh tay thơm mịn, trắng hồng
Phút 54 cuộc so tài giữa CLB Bình Dương và SLNA ở vòng 14 V-League 2024 - 2025, Minh Trọng có bóng ở cánh trái. Hậu vệ sinh năm 2001 thực hiện quả tạt rất xoáy vào trong vòng cấm, sau đó Tiến Linh vượt mặt hai hậu vệ SLNA và thực hiện cú chạm bóng tinh tế bằng mũi giày để mở tỷ số trận đấu.Một bàn thắng mang phong cách Tiến Linh: ít chạm, gọn gàng, quan trọng nhất là hiệu quả.Trước đó ít ngày, một video về tình huống đỡ bóng lỗi của Tiến Linh được lan truyền trên mạng xã hội. Tiền đạo sinh năm 1997 bị gièm pha khi không thể đỡ gọn đường chuyền từ cánh trái của đồng đội. Lâu nay, Tiến Linh chưa thể hoàn thiện một số kỹ năng cơ bản để trở thành trung phong toàn diện. Từ bước một, bứt tốc, rê dắt đến đột phá, tất cả đều không phải điểm mạnh của chân sút đang chơi cho CLB Bình Dương. Dù vậy, Tiến Linh vẫn dẫn đầu danh sách ghi bàn ở V-League 2024 - 2025 với 10 bàn thắng. Bởi tiền đạo 28 tuổi làm tốt nhiệm vụ đưa bóng vào lưới. Với tiền đạo, đó là điều quan trọng nhất.Các bàn thắng của Tiến Linh ở V-League 2024 - 2025 hay các mùa giải trước đây thường có mô-típ na ná nhau, như đệm bóng cận thành, đánh đầu và đá phạt đền. Những pha xử lý quyết định của Tiến Linh thường nhanh gọn và chớp nhoáng, không động tác thừa. Anh hiếm khi rê dắt hay sút xa thành bàn, cũng ít khi có những tình huống bứt tốc dứt điểm dũng mãnh.Lối đá của Tiến Linh không bắt mắt, mà tập trung vào hiệu quả. Nhờ vậy, chân sút sinh năm 1997 đã có 67 bàn ở V-League và 38 bàn ở các cấp độ đội tuyển quốc gia. Anh cũng đoạt ngôi vua phá lưới AFF Cup 2022 và về nhì ở cuộc đua bàn thắng tại AFF Cup 2024. Sau tất cả những thành tích ấy, Tiến Linh vẫn đứng trên lằn ranh hoài nghi về năng lực. Bởi như đã nói, cách chơi của Tiến Linh không "nịnh mắt" số đông. Song, giá trị chuyên môn của cầu thủ nằm ở đóng góp cụ thể trong lối chơi, cùng sự bền bỉ. Đó là phẩm chất mà Tiến Linh có. Với 10 bàn thắng, Tiến Linh là chân sút nội duy nhất đua tranh sòng phẳng với các ngoại binh như Alan Grafite (8 bàn), Leo Artur, Lucao do Break (7 bàn) hay Geovane Magno (5 bàn). Do Xuân Son vẫn trong thời gian dưỡng thương, nên HLV Kim Sang-sik cần tính toán lại vị trí trung phong đội tuyển Việt Nam ở 2 trận đầu vòng loại Asian Cup 2027, lần lượt gặp Lào (tháng 3) và Malaysia (tháng 6).Phong độ xuất sắc của Xuân Son dường như khiến Tiến Linh bị lu mờ ở AFF Cup 2024, nhưng không thể phủ nhận giá trị của chân sút 28 tuổi. Trước khi Xuân Son có quốc tịch, Tiến Linh vẫn là tiền đạo Việt Nam giỏi nhất. Bóng đá nội phải chờ nhiều năm sau thời Công Vinh mới tìm được một cầu thủ nhạy bén, giỏi tìm thấy mành lưới đối thủ đến vậy.Không có Xuân Son, Tiến Linh là phương án tốt nhất để HLV Kim Sang-sik tái tạo hàng công. Tuy nhiên, chiến lược gia người Hàn Quốc không thể thay đổi theo cách "cơ học", tức là điền tên Tiến Linh thay Xuân Son. Mà ông Kim sẽ xoay chuyển lối chơi để phát huy năng lực học trò. Mẫu tiền đạo giỏi độc lập tác chiến, tì đè và giữ bóng chắc chắn như Xuân Son hợp với lối đá phản công nhanh và tấn công đơn giản. Còn với tiền đạo chỉ tập trung vào khâu săn tìm khoảng trống để ghi bàn như Tiến Linh, đội tuyển Việt Nam sẽ phải chơi theo cách khác: kiểm soát bóng nhiều hơn, tấn công có mảng miếng, ý đồ, chạy chỗ và chuyền bóng đều phải chuẩn mực hơn. Ở AFF Cup 2024, Xuân Son đã ghi bàn từ rất nhiều tình huống "mơ hồ", khi cơ hội ăn bàn không rõ ràng nhờ thể chất, kỹ thuật và tư duy vượt trội. Tiến Linh không phải mẫu tiền đạo dễ dùng như vậy. Để trung phong 28 tuổi ghi bàn, các pha tấn công cần được thiết kế bài bản và kỹ lưỡng hơn. Nhưng như đã đề cập, Tiến Linh có điểm mạnh của riêng mình. HLV Kim Sang-sik sẽ hưởng lợi nếu phát huy tốt năng lực tiền đạo này.
Mạng xã hội mới đây xuất hiện một số đoạn video ghi lại tình huống giao thông gây bức xúc, khi hai tài xế điều khiển hai xe tải bất chấp nguy hiểm, liên tục lái xe lạng lách trên phố, chèn đường "cà khịa" nhau, suýt gây tai nạn cho các xe khác cùng lưu thông.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 15 giờ ngày 8.3.2025, trên đường Ngọc Hồi, đoạn qua địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hai Bà Trung, TP. Hà Nội.Theo hình ảnh từ camera hành trình gắn trên ô tô di chuyển phía sau ghi lại, thời điểm nói trên, ô tô này đang lưu thông trên đường Ngọc Hồi, hướng từ Vành Đai 3 về Thanh Trì. Khi đến khi vực gần Cầu đi bộ Ngọc Hồi, tài xế và nhiều người ngồi trên xe giật mình khi phát hiện phía trước xuất hiện hai xe tải nhỏ (một xe mang biển kiểm soát 29H-099.55, một xe mang biển kiểm soát 51C-828.75) đang chạy lạng lách và liên tục tạt đầu, "chèn đường" nhau.Đáng nói, tình huống giao thông diễn ra giữa lúc trên đường Ngọc Hồi đang có rất đông phương tiện khác cùng lưu thông. Thậm chí còn có nhiều xe máy chạy xen kẽ rất nguy hiểm. Nhiều tài xế ô tô khác di chuyển phía sau không dám cho xe vượt lên vì sợ "vạ lây", dẫn đến cảnh ùn ứ.Trên mạng xã hội, đoạn video ghi lại toàn bộ vụ việc sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem tỏ ra hết sức phẫn nộ trước hành vi lái xe liều lĩnh, bất chấp nguy hiểm và xem thường pháp luật của hai tài xế nói trên.Bên cạnh đó, nhiều người lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc, truy tìm và xử phạt thật nghiêm cả hai tài xế nói trên, tránh những sự vụ đáng tiếc có thể xảy ra.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hành vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Sạt lở tại hầm đường sắt Chí Thạnh: Chưa xác định thời gian thông hầm
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết Bộ GTVT chiều 30.12, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài khoảng hơn 616,9 km. Hiện thành phố đã đưa vào vận hành khai thác 21,5 km của tuyến Cát Linh - Hà Đông dài 13 km và đoạn trên cao Nhổn - Cầu Giấy dài 8,5 km, đạt khoảng 4%.Với mục tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2035 đạt 50 - 55%, sau năm 2035 đạt 65 - 70%, ông Thường cho hay Hà Nội đã đề xuất đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị thủ đô "1 kế hoạch 3 phân kỳ".Theo đó, Hà Nội quyết tâm phấn đấu đến năm 2035 hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 410,8 km đường sắt đô thị và giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045) phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng khoảng 200,7 km nâng tổng số chiều dài hệ thống đường sắt đô thị lên khoảng 616,9 km.Thành phố đã nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm ưu tiên bố trí vốn đầu tư; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thủ đô; rút ngắn trình tự, thủ tục nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án.Hiện nay, đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM đã được Chính phủ thống nhất chủ trương báo cáo Bộ Chính trị và dự kiến trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2.2025.Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ rút ngắn trình tự, thủ tục thời gian chuẩn bị đầu tư, tổ chức triển khai thực hiện nhanh. Trong đó có khung chính sách thu hồi đất, đền bù, hỗ trợ, tái định cư phù hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.Ưu tiên tối đa bố trí vốn đầu tư cho đường sắt đô thị, trong đó đầu tư công đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt. Đồng thời, kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện quy hoạch các tuyến, ga đường sắt, khu đầu mối như tổ hợp ga Ngọc Hồi (diện tích khoảng 250 ha), kết nối chặt chẽ với các loại hình vận tải công cộng khác như buýt nội vùng, buýt liên vùng."Với các chính sách mang tính đột phá, TP.Hà Nội quyết tâm hoàn thành để hiện thực hóa "kỳ tích" đường sắt đô thị", ông Thường nhấn mạnh.